Thứ Năm, 6 tháng 6, 2013

i miss you


i miss you
Phố phường chán lão thì lão lại đi đâu đó hoặc lên chùa một thời gian. Nhờ có thơ các nhà sư trên chùa cũng quý lão, thậm chí còn động viên lão ở lại chùa, xuống tóc vừa đi tu vừa làm thơ chẳng vướng bận gì với mấy miếng ăn hớp uống, đỡ nhọc cho cái thân. Vậy mà chỉ được vài ba ngày là lão lại lò dò đi về phố. Dường như phố phường mới là nơi chốn đi về náu thân của lão. Chỉ có ở đó lão mới được hít thở hơi thở của lão, được ăn những gì người ta cho và được “hót” lên những lời thơ của lão. Bởi lão nghiện đọc thơ giống như nghiện rượu. Tôi có cảm tưỡng lão không được đọc thơ là lão sẽ chết, ở lão được làm thơ và đọc thơ như là niềm hạnh phúc duy nhất của lão. (Chắc còn thêm cả rượu nữa!). Ở trên chùa có lẽ không có ai chịu nghe thơ của lão nên lão mới phải về phố, (e có khi vì thiếu rượu). Phải chăng chỉ trong môi trường quen thuộc con người ta mới được là mình, cho dù môi trường ấy chỉ như là một chiếc lồng. Vì xét cho cùng trái đất này cũng chỉ như là chiếc lồng vĩ đại nhưng lại quá chật hẹp đối với một con người có tâm hồn bồng bềnh bay bổng như lão. Có một chuyện kể ra chẳng biết là nên vui hay nên buồn. Trong một đêm sau khi đã lang thang khắp phố đọc thơ chỗ này chỗ khác rất nhiều rồi mà dường như lão vẫn thấy chưa đã cơn “nghiện”. Lão đến một cây cầu sắt bắc qua một con sông đào, nhìn lên thấy trời mây mênh mông quá, lão liền cất tiếng đọc thơ một cách thật hào sảng. Cứ như vậy lão đọc to lên những bài thơ lão viết về cuộc đời và thân phận của lão. Bất chấp trên trời dưới nước có ai nghe được hay không lão không cần biết. Nhưng xui cho lão, đêm đó có mấy tay vạn đò neo thuyền dưới gầm cầu để nhậu nhẹt mà lão không hề biết. Bị lão quấy rầy, mấy tay vạn đò đó đã mò lên cầu túm lấy lão, dần cho lão một trận bầm tím hết cả người. Thế mới biết, không phải lúc nào thơ cũng có thể cứu rỗi được tâm hồn con người như mấy tay vạn đò đó....

i miss you
Thực ra lão cũng có một gia đình đầy đủ tất cả. Một gia đình là dân nghèo thành thị đông con, chỉ mình lão được ưu tiên học hành nên mới có một chút học vấn. Chính vì thế, trong gia đình, những bài thơ của lão chỉ là một trò giải trí vô bổ. Để khỏi phải mang tiếng là ăn bám nên lão mới phải lang thang, cho dù trong gia đình chẵng ai đuổi lão. Vì lão lang thang, đôi khi trong bụng chẳng có một hột cơm, vậy mà ai đó mời ly rượu là lão uống liền, uống vào là say và có thể lăn ra bất cứ đâu để ngủ cũng được. Vì thế cho nên áo quần của lão lúc nào cũng bê bết xộc xệch. Có một lần lão đến phòng tôi chơi, gặp lúc chúng tôi đang liên hoan nhân dịp năm cuối, chúng tôi mời lão vào trong chiếu để cùng uống cho vui. Khi lão cởi đôi dày rách của lão ra thì... ôi thôi!... Bọn tôi ngại lão không dám nói. Đến lúc có đứa chịu không nổi vừa bịt mũi vừa uống rượu, khi đó lão mới phát hiện. Lão tự giác xin phép ra ngoài, đến lúc lão trở vào, bọn tôi nghe sột soạt nhìn ra thì thấy hai chân lão đã được bọc trong hai bì nilông to đùng trông rất khủng bố... Ở đời là vậy, sướng khổ cũng thành quen, khổ quá thì sẽ không còn thấy khổ nữa, sướng rồi thì lại muốn sướng nữa để mà sướng hơn. Có người bảo, lão ăn một quả trứng gà là no được bốn ngày, ăn hai quả là nhịn được một tuần. Chẳng biết có đúng vậy không mà tôi chưa bao giờ thấy lão ăn một bữa nào cho ra ăn cả. Chơi với lão ngần ấy năm, gặp nhau chỉ vài ba cốc rượu, năm bảy điếu thuốc, có gọi mồi ra thì lão cũng chẳng nhắm. Có lẽ mồi của lão là thơ, vì mỗi lúc như thế lão cứ đọc thơ ầm cả lên, ai nghe hay không nghe lão cũng mặc. Sau rồi bọn tôi phải đặt ra một điều luật để ngăn chặn, cứ người nào có nhu cầu đọc thơ thì phải bỏ ra một đĩa mồi mới được đọc. Cũng vì cái luật ấy mà có lần thấy chúng tôi đang nhậu ở bãi cỏ trước sân trường, lão lò dò đi đến, tay xách ba túi nilông nhỏ bỏ vào giữa rồi ngồi xuống ngang nhiên đọc luôn ba bài thơ, uống luôn một lúc ba cốc rượu rồi bỏ đi. Lão đi rồi chúng tôi mới mở ba gói nilông ra xem, thì vẫn đúng, mỗi gói đựng một dúm cái món hến xào, có lẽ lão mua ở quán nào đó với giá hai ngàn rồi chia nhỏ ra, tính thành ba đĩa bằng bàn tay...! Mà thực ra cũng rất nhiều người thích thơ của lão, bởi những bài thơ ấy nó có cái gì đó rất là đời thường dể cảm nhận. Nhưng cũng thật lạ cho người ta, thích thơ đấy, thế mà cứ thấy lão là hay đuổi khéo lão như né tránh xua đuổi một thứ tà ma hắc ám nào đó. Cũng phải thôi, thơ hay mà người bẩn có ai mà chịu được!...

i miss you
... Chợt nhiên con khướu của tôi lại cất tiếng kêu “khè... khè” như ai đó đang cười làm tôi giật nảy cả người. Tôi quay sang nhìn con khướu, rồi tự cười mình, một nụ cười buồn. Dẫu là ở giữa lòng phố, hàng ngày con khướu của tôi vẫn hót lên mỗi sớm mai như là một bổn phận. Và kỷ niệm của tôi cũng ngân lên mỗi ngày như thế. Công việc, bổn phận thường nhật... Giờ đây khi em đã ra đi thì những điều đó trở thành tẻ nhạt. Đêm nay con khướu của tôi lại kêu lên những tiếng kêu thật lạ, không biết ngày mai nó có hót lên như thường khi tôi huýt gió mời nó! Tôi tuy không đủ tài thẩm âm về phân biệt tiếng con khướu hót ở trên núi rừng khác với ở trong phố như thế nào, nhưng tôi cũng phải công bằng mà nói rằng con khướu của tôi nó hót rất hay, mỗi lần nó cất tiếng là cả dãy phố đều rung lên khiến mọi người đều phải ngắm nhìn nó một cách thích thú. Cũng vì giọng hót đó mà nó đã sập bẫy người em trai của em và trở thành tên tù binh kiêu hãnh của tôi. Hồi đầu năm, niềm kiêu hãnh của tôi đã đem về cho tôi một tấm bằng khi nó đạt giải A trong hội thi chim của thành phố, một tấm bằng danh dự cho tôi nhưng không biết nó có hiểu được điều đó để mà tự hào hay không nữa. Nhưng đã nói về nó không thể không nói thêm, đã rất nhiều lần trước khi đi dạy, tôi thả nó ra khỏi lồng cho nó tự do đến trưa, lúc trở về tôi đã thấy nó líu lo ở trong lồng, quả là một con chim quý. Thế mà khi tôi khoe với em về điều đó thì em lại bĩu môi và khẳng định: “Một ngày nào đó nó sẽ bay đi. Nếu không bay đi thì nó sẽ chết! ”...

i miss you
Chết! Khủng khiếp quá, một dự cảm! Con khướu còn kia, em đã bay đi và lão...! Mới quên cho con khướu ăn vài bữa mà nó đã “khè khè” vào mặt tôi, huống chi...! Phải chăng tôi đã quá nhẫn tâm đối với em, với lão và cả với chính tôi...! Tôi đã không vượt qua được mình, tôi đã là nghệ sĩ kiểu như em nói rồi ư...!...

... Một quầng khói thuốc nữa vừa được thả ra, tấm “toan” trước mặt tôi lại hút quầng khói ấy vào gương mặt em... Bây giờ em lại hiện ra như một đoá hoa Quỳnh. Một đoá hoa có cái cuống thật bậm, trông rất cứng cỏi nhưng không kém vẻ nhu mì bởi những cánh hoa mỏng manh của nó. Em nhìn tôi run run:

i miss you
- Anh có nhà, em cũng có một căn phòng để trọ, còn anh ấy có gì ngoài thơ và hè phố!

- Nhưng đấy là lão muốn thế. Thảo nào mấy bữa nay báo nào cũng đăng thơ của lão tặng cô, thật không thế tưởng tượng nổi cô nữa!

- Anh... anh... anh không thấy từ bữa đó đến giờ anh ấy sạch sẽ hẳn lên à!

- Anh...! Anh...! Tôi không thấy!...

....

i miss you
Vâng, tôi đã không thấy bởi tôi nhìn lão đã quen mắt từ trước em. Tôi không thấy vì tôi là một giảng viên dạy đại học... Tôi không thấy vì tôi đang.... yêu em!... Hay, tại vì... vì tôi đang bị định kiến gì với lão chăng!...

Đã có lần tôi nói rõ với em: “ Thơ chỉ là thơ, là mộng mơ mộng mị mà thôi, không thể đồng nghĩa với thực tại được. Em có thấy gương của ông Lê - Vi - Tan hoạ sĩ người Nga không. Chỉ vì một cô gái còn bé dại đã ngỏ lời yêu ông ta, một ông già, mà ông ta đã tự lấy súng bắn vào đầu để tự sát. Đúng là thiếu nữ chỉ hay ngộ nhận về thơ nên dễ mủi lòng vì thơ!”. Nghe tôi nói xong em lại bĩu môi và nói “ Thiếu nữ như em chỉ mủi lòng vì... Vì ba chấm...!”

i miss you
Cho nên bây giờ “ ba chấm” ấy của em vẫn còn thách thức tôi, đúng ra là đang hành hạ và dày vò tôi một cách thậm vô lý, để rồi mỗi khi tôi nhắm mắt lại, ba chấm ấy như ba con mắt thô lố nhìn tôi một cách vô cảm. Và, cho dù tôi có điền vào đó câu gì, từ gì thì em cũng đã bay đi và... Trong đời sống, có những lúc ta tưởng như là ta đã sáng suốt bởi vì cái vị trí ta đang đứng, nhưng chính lúc đó lại là lúc ta dễ bị ngộ nhận về ta nhất.

Tôi nhớ có lần tôi với lão trò chuyện suốt một đêm khi lão đã không còn có rượu trong người, chỉ có trà và vài ba chiếc bánh ngọt tôi đem ra mời lão. Hết chuyện về thơ, về hội hoạ, về lẽ sống tôi mới hỏi lão về chuyện riêng tư của lão và cả những chuyện về đàn ông với nhau, nhưng lão chỉ cười hề hề rồi nói lảng sang chuyện khác. Biết lão không muốn nói tôi cũng chẳng tra vặn gì thêm. Đến khi chuẩn bị ra về, lão mới buông ra một câu lòng thòng mang đầy hàm ý và có vẻ triết lí: “Nguyên tắc chung, cái cây đơm hoa kết trái nuôi hạt là để duy trì nòi giống, nhưng... nhưng riêng cây Quỳnh thì không làm như vậy. Hoa Quỳnh nở chỉ để mà nở vậy mà thôi, ông biết không, nếu khoe đẹp thì mắc chi nó lại nở về đêm. Nhưng... nhưng dù chỉ là trong khoảnh khắc nó cũng ghi được dấu ấn của nó vào trong không gian này bằng mùi hương tuyệt vời của nó. Chứng tỏ là Quỳnh rất khôn. Ông công nhận không, nở ban ngày với bao sự hỗn tạp làm sao nó chứng tỏ được mình! ”

i miss youNghe lão nói xong, trong tôi lại dội lên một sự liên tưởng khác và từ sự liên tưởng đó đẩy tôi đến vực thẳm của trí tuệ để chôn đi mối tình của mình. Ở đó tôi đã thấy em không còn là của tôi nữa và một sự thật khác cứ trắng phớ ra đến lạnh người mà không còn nghi ngờ gì nữa. Chỉ nghĩ đến đó thôi tôi đã không còn là tôi nữa. Mà cho dù tôi là ai đi chăng nữa thì khi lòng ích kỷ đã trào lên nó sẽ là đám mây phủ mờ trí não khiến cho con người ta không còn nhận thức đúng sai phải trái gì nữa. Dẫu tôi có là một trí thức hay là cái ông gì đi nữa thì cũng chỉ là vậy thôi...

Bây giờ nhìn lại tôi vẫn không thể biết được ai đã bị ngộ nhận. Em ngộ nhận về thơ, về tôi hay về lão! Hay tôi ngộ nhận về em, về mối quan hệ giữa em và lão! Còn lão có ngộ nhận về tình yêu, về những gì em dành cho lão!... Nhưng có điều chắc chắn mà ai cũng thấy, đó là những bài thơ tình lão làm tặng em vẫn còn đấy. Vẫn hiển hiện trên những trang báo và tạp chí như là một ấn tích cho những gì mà mọi người đánh giá về em. Và... em đã ra đi chỉ vì những điều sàm tiếu đó. Và tôi đang ngồi đây để đối diện với tấm “toan” của chính mình...

i miss you
Đêm lặng ngắt, hương vị của ly trà Thái đắng chát cứ tê trên đầu lưỡi. Thỉnh thoảng tiếng đôi chim Tử quy vẫn kêu lên những tiếng kêu hoang lạnh...

Có lẽ đến lúc này, ở vị trí của tôi, sự thách thức lớn nhất vẫn là làm sao để lý giải được những hành động của em trong thời gian qua. Không chỉ tôi mà cả những đứa bạn học cùng khoá với em cũng vậy. Chúng cũng bắt gặp lão ở lại đêm trong phòng trọ của em và rồi khi lên lớp chúng lại nhìn em với con mắt khinh thị. Những lời đàm tiếu xung quanh cứ làm tôi sôi lên như có ai đó đang đốt lửa dưới trái tim mình. Nhưng có cái lý nào có thể giải thích sự thật khi mà một người đàn ông ngủ chung trong phòng với một người con gái qua đêm, không chỉ la` một đêm như thế mà có đêm lão còn say rượu nữa mới đáng để nói. Hơn nữa lão còn là một nhà thơ, nhà thơ thì... Ai biết ma ăn cỗ...!

i miss you
Vẫn biết cuộc đời lão gặp nhiều bất hạnh. Vợ lão bỏ lão đã mười lăm năm có hơn và cũng chừng ấy năm lão sống trôi nổi như một chiếc lá trôi giữa dòng đời, chẳng lẽ với một thân thể đàn ông khoẻ mạnh, lão lại không có ham muốn. Bạn bè lão cũng không thấy người đàn bà nào khác đi qua phần đời đó của lão, bởi lão cũng chỉ là một con người mà thôi. Mà thực ra, lão sống vạ vật vậy thì không có người đàn bà nào đủ can đảm để chung sống với lão qua một đêm chứ đừng nói đến chuyện gắn bó với lão...

Vậy mà em...!...

Đã đôi lần lão có nói với tôi về những quy luật của thiên nhiên, của cuộc sống và của con người. Lão nói để mà nói bởi vì tôi thấy lão sống chẳng theo một quy luật nào cả. Ăn uống thì thất thường, ngủ nghỉ lung tung, chỉ có điều tôi không thể hiểu lão làm thơ vào lúc nào nữa. Gặp lão lúc nào cũng thấy bê bết, vậy mà có lần lão còn nói rằng mấy người đi tu là những người sống trái với quy luật tự nhiên nên cũng khó mà an lạc. Chẳng biết lão nói thế đúng hay sai nhưng tôi lại nghĩ khác, chính cái suy nghĩ này đã dẫn tôi đi đến những sai lầm tai hại. Cuộc đời lão đã chọn thơ làm cứu cánh, vậy thì thiếu gì đối tượng mà lão lại chọn em khi đã biết em là người yêu của tôi, một người bạn của lão, để rồi bây giờ...

i miss you
Còn em, điều đáng trách hơn không phải là việc em bỏ tôi mà đi. Đáng trách hơn cả là việc em bỏ học, bỏ một cách dứt khoát mà không thể níu lại được. Thì thôi, tôi nhỏ mọn, tôi ích kỷ em bỏ tôi. Nhưng còn học là sự nghiệp của một đời người. Nào có còn lâu nữa đâu, chỉ sáu tháng nữa thôi! Vậy mà em...!

Một quầng khói thuốc nữa lại toả ra. Tiếng chim Tử quy đã ngưng bặt từ bao giờ, có lẽ trời đã sắp sáng. Con người ta sống ở trên đời dường như chỉ để làm một cái việc duy nhất, đó là ân hận, ân hận và ân hận. Trẻ ân hận theo kiểu trẻ, già ân hận theo kiểu già. Nhưng theo kiểu gì thì cũng không thể kéo lại được quá khứ. Biết vậy mà mấy ai tránh được để không xảy ra điều đó. Âu đó cũng là cách để hoàn thiện mình. Cuộc sống luôn đầy rẫy những sự phi lý mà ta vẫn có thể lý giải được nhưng có những điều không bao giờ lý giải được. Dù có lý giải được hay không lý giải được thì sự thật bao giờ cũng cứ là sự thật và cứ trắng phớ ra trước mắt ta làm ta phải day dứt, phải nghĩ suy trong mọi biến cố của cuộc đời. Em ra đi đã để lại trong tôi những mất mát không thể dùng một cái gì đó để mà khoả lấp đi được, đó là một sự thật. Dù là tôi đang cố tìm cách để lý giải về hành động đó của em, thấu đáo hay không có lẽ phải đợi để thời gian trả lời, nhưng có một điều mà em đã bỏ lại cho tôi đó là bài học về sự dấn thân, dám làm và dám chịu. Một bài học mà từ khi ra trường đến giờ tôi mới được học và sự học này đã phải trả bằng một thứ học phí quá đắt đối với cuộc đời tôi.

i miss you

oOo



Để khép lại câu chuyện này của tôi, như mọi câu chuyện, tôi sẽ nói về cái chết của lão, một cái chết như muôn vàn cái chết, nhưng cái chết của lão thật sự chẳng thể nào tin nổi. Một con người chẳng mấy khi được tắm lại chết trong sạch sẽ đến bất ngờ...

Từ ngày em ra đi lão cũng ít khi đến chỗ tôi chơi nhưng thỉnh thoảng tôi vẫn bắt gặp lão lang thang trên phố với một bông hồng trên tay, một bông hồng tuy đã khô nhưng những cánh hoa vẫn còn nguyên si như đang lúc sắp nở, dẫu sắc đỏ của nó đã chuyển sang màu nâu nhạt.

Rồi một hôm, khi trong người lão đã được ướp bằng men rượu, lão lang thang ra bờ một con sông, thấy một đám trẻ con đang nô đùa dưới nước rất vui, lão đã cởi quần áo nhảy xuống tắm và vui đùa cùng bọn chúng. Ham vui, lão đã xỉa chân ra chỗ sâu, tưởng lão đùa nên tụi trẻ đã không kêu người đến cứu, đã vậy bọn chúng còn khen bác ấy lặn tài quá. Và thế là lão đã “lặn” luôn vì lão không biết bơi. Chính vì thế mà có rất nhiều người đã buồn, đã vui và cả mừng cho lão. Lão chết như là một sự giải phóng lão ra khỏi thân xác lão. Nhưng cũng có người còn cho rằng lão chết bởi vì lão lười nhác lao động, vì thực sự ra thì lão cũng biết bơi nhưng vì lười lão không thèm bơi nên mới thế! Khi lão chết, lão chưa biết rằng có bài thơ mới nhất của lão làm tặng em vừa được đăng trên một tờ văn nghệ của một địa phương ở trên Tây Nguyên. Bài thơ có tựa đề: VƯỢT. Xin mạn phép lão được chép nguyên bài thơ đó ra đây như là để tưởng nhớ và để chuộc lỗi. Bởi vì mãi cho đến lúc chết lão không hề biết rằng em ra đi là vì tôi, vì những ý nghĩ ghen tuông ích kỷ của tôi đối với mối quan hệ của em và lão. Và đây là nội dung của bài thơ đó: eo, đỡ phải leo mấy ngàn thước dựng để tìm đỉnh Phù Vân. Tháng giêng vừa ăn vừa chơi cho phởn phơ, làm cả năm rồi, không việc gì phải vội. Phan đến toà soạn, hỏi anh có đi được không. Mình cười, cũng lâu lắm rồi quên hết đình đám hội hè, thấy không còn nhiều hứng thú nữa. Phan bảo, anh lúc nào cũng chùng chình thế, em sẽ đi một mình. Mình không thích tranh cãi, nếu Phan thích thì mình đi cũng được. Mọi người bảo rằng, thằng Nguyễn mai mốt sợ vợ. Con bé mới nói vài câu đã răm rắp làm theo. Cơ mà như thế cả nhà lại dễ êm ấm hơn. Trong tiếng trêu ghẹo, xì xào của đám đồng nghiệp, tiếng điện thoại trong túi bỗng gào lên. Là sếp. Sếp bảo, cậu đặt vé nhanh lên, mai bay nhé. Đi đâu hả chú? Đi Tây Nguyên. Có vẻ cậu rất thông tỏ vùng đó mà. Mình ngồi hờ hững trong phòng máy, không vui, chẳng buồn, không còn sửng sốt quá nhiều trước mỗi chuyến đi xa. Đi thì đi! Điều mà nhiều vị tổng biên tập ưng nhất ở các nam phóng viên chính là cái chuyện đi thì đi. Không cấn cái, không cầu kỳ dích dắc chuẩn bị rồi lo toan vặt vãnh và đương nhiên là không có nước mắt ngắn nước mắt dài. Chỉ cần một cái túi xách gọn nhẹ chạy ngay ra bến xe ga tàu, thế là đã có thể đến bất cứ chốn nào. Đi nhanh, tay khua bàn phím cũng nhanh rồi quẳng vào mạng cho nó chạy về Hà Nội. Hình như đã thành quen thì phải, tháng nào cũng chia thành hai nửa, một nửa đi và một nửa về. Tháng nào cũng lên ban trị sự lấy giấy đi công tác, đi rồi về đóng dấu đỏ kín cả hai mặt, chữ ký đè xéo lên nhau. Bà tài vụ bảo, nội cái chuyện làm thanh toán công tác phí cho cậu cũng đã thấy mệt. Em thư viện bảo, anh cầm trong tay cả cục tiền to tướng, sướng nhé. Có vẻ như nếu khao nhau một bữa thì tình thương mến sẽ dày hơn. Không có gì đáng khao nhưng đi ăn thì được. Thế là đi ăn kem, đi uống Hà Nội trà. Mình nhìn Phan bảo, thôi em ạ. Yên Tử sang năm đi cũng được, năm nào mà chẳng phù vân. Phan bảo, nhưng như thế thì lúc nào em cũng phải đợi à? Phan về, áo Phan màu lá vàng, tóc Phan màu bạch kim, ép thẳng. Mình lắp pin vào đèn flash. Đèn nổ tốt, sáng loá cả căn phòng lạnh. Cuộc sống vốn vậy. Đi thì đi!
- Ngày...

i miss you
Tây Nguyên. Tấm vai cường tráng của thân hình chữ S đang vẫn còn tấp nập hội mùa, dù hoa cúc quỳ đã lụi tàn từ lâu lắm. Mình lại lang thang vào cái làng cũ, cái làng của Mơng. Mơng đã bắt chồng từ hồi cuối năm rồi. Già làng ôm chầm lấy mình. Tưởng mi vui thành phố mà quên núi nước này rồi. Còn nhớ à, còn nhớ thì vô đây, làm một cang rượu cho ngọt bụng. Nào, làm cang nữa cho nỗi nhớ tràn ra. Uống đi, cang này mừng làng được mùa. Còn cang này, con Mơng đâu, vô đây, uống với anh Nguyễn đi chớ. Mơng nó chờ mi mãi. Ờ, nhưng mà tình yêu... Chẳng trách được, tình yêu chẳng thể trách được. Mơng vẫn đẹp, da màu đồng hun và mái tóc đổ dài. Mắt Mơng đã ngấm mệt mỏi và buồn phiền rồi. Mơng địu một đứa con gái, da nó cũng vậy, da nâu từ khi mới lọt lòng. Mình bảo, Mơng đi lấy chồng mà Mơng không nói cho mình. Mơng bảo, lâu quá rồi, chẳng muốn gọi nhau nữa, gọi nhau thì chỉ muốn khóc. Chồng Mơng không muốn Mơng khóc, nên thôi. Mình hỏi, Mơng sống có vui không? Mơng cười, quấn một bản thuốc thật lớn như con sâu kèn bự. Mơng hút thuốc từ khi lấy chồng. Hút cho cái mệt cái chán chạy theo hơi khói mà ra. Chẳng có gì, lấy chồng, sinh con, mọi thứ chồng lẫn vào nhau, niềm vui vừa đến lại qua đi, nỗi buồn chạy đi rồi chạy về. Bao tháng bao ngày rồi, đã quen rồi. Nó là một phần hay tất cả đời sống? Một cuộc sống như Mơng, phỏng đem lại được những niềm vui gì? Mình bung lung trong những ý nghĩ về Mơng. Mơng bảo, không nên nhớ đến ngày xưa nhiều, nhớ đến ngày xưa là nước mặt lại nhớ gò má. Hôm nay là ngày vui của cả làng mà. Vui hết đêm. Mai anh Nguyễn về nhà Mơng chơi. Chồng Mơng là Blum. Anh ấy làm ở trạm y tế. Hiền lắm, chẳng biết buồn bao giờ đâu. Nhà vẫn còn một con gà, mai sẽ bắt thịt, hai người nhậu chơi. Mình cười. Mơng hoạt bát trở lại. Nao nao một cái gì đó trong lòng, hương rượu cần vít chặt mọi cảm giác. Hội tràn ngày qua đêm, sáng ra mọi người lấm lem nằm ngủ trên nền đất, kề bên là đống than đang lụi dần và mùi thịt trâu nướng cháy khen khét. Mình đã thiếp đi lúc nào không biết, những giấc mơ cũ lại xâm chiếm, choán lấy toàn bộ tâm trí. Nỗi khổ của mình là luôn bắt đầu óc phải nghĩ ngợi vượt sức. Cũng như vậy, lúc này có cái gì giật mạnh hai bên thái dương. Có thể vì rượu. Rượu xứ này ngọt đậm. Ngọt mà say bền. Như Mơng. Mơng là ai mà bắt mình phải nghĩ, phải nhớ từ năm này qua tháng khác, nỗi nhớ bền dai mà sắc lịm trong người. Hừ, mình đã tự nhủ chẳng nên đau khổ vì một tình yêu đã trót qua đi...

i miss you
- Ngày...
Những ngày về lại làng như một chuyến hành hương đầy kỷ niệm, hạnh phúc chan lẫn tiếc nuối bời bời. Bụi vẫn đỏ mà nắng cứ trải thẫm sắc vàng đến chói loà. Những ngôi làng trong ký ức mình lần hồi trở lại, nguyên vẹn và im lìm trong mỗi ban mai. Mình vẫn hằng nhủ, sống một cuộc sống đơn giản dưới mái nhà sàn kia cũng là một hạnh phúc khá lớn, cơn cớ gì lại buồn. Mình hay là Mơng bây giờ đang hạnh phúc? Chẳng biết. Buổi sáng đến nhà Mơng, nghe tiếng cãi vã vọng ra mà mình muốn bỏ về. Hình như có một sự hiểu lầm nào đó. Mơng chạy ra cầu thang ngồi khóc, điếu thuốc trên môi trễ tràng như một dấu than câm lặng. Mình bảo, hai người cãi vã nhau vì anh đã trở lại, đúng không? Mơng gạt nước mắt, chỉ là chuyện linh tinh, chẳng có gì. Nhưng mà anh ấy nổi xung nhanh lắm, chẳng cần chuyện gì lớn đâu. Mình nghĩ đến một cuộc sống không mấy thành công, nghĩ đến những hục hặc, va chạm trong quan hệ của hai người được ràng buộc bằng một hợp đồng hôn thú. Như vậy thì gọi là cuộc sống lứa đôi? Hừ, hạnh phúc. Hạnh phúc vốn như một cái bao diêm mà, làm sao có thể làm ấm được cả loài người.

i miss you
- Ngày...
Hoàn thành chuyến đi một cách êm xuôi. Những bài báo về Tây Nguyên được truyền về toà soạn nhanh chóng và an toàn. Mơng đưa mình ra tận sân bay trong khi ở ngoài Hà Nội tiếng Phan đang xa xả trong điện thoại. Mơng nhìn vẻ mặt khó chịu của mình, chị ấy yêu anh quá đấy mà. Anh mang cái bầu này về, nói em tặng chị ấy. Thực ra, chị ấy mới là người hạnh phúc chứ không phải Mơng đâu. Mơng hạnh phúc hay không hạnh phúc? Câu hỏi ấy theo mình suốt dọc đường về. Mơng nhìn mình qua cửa kiểm soát an ninh lên phòng chờ, ánh mắt Mơng như chẳng nhìn vào đâu. Chống chếnh. Và đầy mất mát.

Thêm một lần nữa mình nói lời tạm biệt mảnh đất này. Hùng vĩ lắm, đáng yêu lắm nhưng chào bạn, tôi phải về. Hà Nội vẫn còn nhiều thứ níu kéo tôi, ghì chặt tôi trong những cua làm việc điên loạn đến khi mặt mũi tối tăm. Nhìn qua cửa kính máy bay, thấy Pleiku hệt một tấm áo sải rộng với hoạ tiết đậm màu và những con đường như những nẹp viền lố nhố những đàn kiến chạy. Cô tiếp viên trong chiếc áo dài màu hồng có khuôn mặt giống Phan kỳ lạ, đến nỗi khi cô xuất hiện cùng chiếc áo phao cứu sinh và những chỉ dẫn cần thiết khi có sự cố, mình bỗng giật thót. Một liên tưởng vụt đến, ngỡ như Phan mang chiếc áo đen đúa chụp thẳng lên đầu mình. Cô tiếp viên nhìn vẻ hốt hoảng của mình liền tiến lại gần, anh có làm sao không? Mình cố điềm tĩnh, cười, không, có gì đâu. Mình nghĩ đến phút gặp lại Phan, không biết khuôn mặt Phan sẽ như thế nào, xinh đẹp lạnh lùng hay trở nên bất thường dữ tợn. Phan là vậy, biến hoá như mấy cô diễn viên trong phim truyền hình. Không khó phát hiện ra sự biến hoá ấy nhưng để thay đổi thì không mấy dễ dàng.

i miss you
- Ngày...
Nội Bài. Vẫn đang là tháng giêng xuân. Phan ra đón, mái tóc vẫn màu bạch kim và áo vẫn là màu lá vàng. Phan lao đến, em nhớ anh lắm, làm mấy ông Tây bà đầm bên cạnh bất giác mỉm cười. Mình bảo, về nhà đi, anh rất thèm một bồn nước nóng. Phan chun mũi, chắc nửa tháng rồi anh chưa thèm tráng qua hàng nước chứ gì. Ui, anh là chúa ở bẩn. Lần này thì không cho anh đi đâu nữa. À... anh này..., em có bầu rồi nhưng em không giữ nó lại đâu. Không thể bỏ quên tuổi trẻ bằng việc sinh ra một đứa trẻ. Rất phí phạm. Anh buồn gì nào. Đời còn dài cơ mà. Phan là vậy, giận dỗi nhanh và quên nhanh như rất nhiều cô gái kiêu kỳ khác. Phan làm việc theo ý mình và... hoàn toàn cảm tính. Nhưng nó là con anh, em giữ lại cho anh. Báu vật của đời đấy. Phan nhìn mình, cười, em đã "giải quyết" từ tuần trước rồi. Phan nói thản nhiên và nhẹ nhàng như chuyện người ta cắt tóc gội đầu sơn sửa móng tay vậy. Mình đứng lặng. Hôm đó Hà Nội sao mà lạnh, gió mùa đông bắc lùa qua cánh tay xộc vào khoang bụng. Buốt xót.

- Ngày...
Sếp bảo, cậu nghỉ ngơi đi, lấy sức mà chuẩn bị... chiến đấu tiếp. Mình ngồi lại trong phòng, ánh đèn flash của mấy cậu sinh viên thực tập loé lên lành lạnh. Em chụp tặng anh một kiểu ảnh, đảm bảo đó là khoảnh khắc đáng nhớ nhất cho mà xem. Cậu sinh viên hỉ hả. Rồi vẻ như thấy sự thái quá của mình, cậu ta quay lại, em xin lỗi nhưng đó thực sự là khoảnh khắc khuôn mặt anh buồn bã nhất. Buồn? Có lẽ thế thật. Đi đã gần nửa cuộc đời rồi nhưng vẫn thấy mình như ký gửi trên mặt đất. Chưa là ai cả, chưa có nổi một người thông tỏ được mình. Nếu có thì là Mơng, nhưng Mơng ở xa quá, Mơng lại thuộc về một cuộc sống khác rồi. Như thế nếu là bạn, dù bạn là bất cứ ai, bạn có thể gọi là nỗi buồn không?

i miss you
Mình bỏ đi lang thang trên đường. Thành phố này rất rộng và rất dài. Nhưng mình không thể đến và không thể về bất cứ số nhà nào. Mình không có nhà. Hôm qua, bà chủ nhà đã bắt mình dọn đi. Anh bạn học cũng ở nhà thuê nhưng vừa mới rước thêm một cô nàng xinh đẹp đến thổi cơm chung, giặt quần áo hộ. Mình ném đống đồ vào góc nhà nó rồi bảo, máy cứ để đấy, mấy hôm nữa không thấy tao quay lại thì gọi bà đồng nát mà thanh lý, có khi cũng được một tháng xôi sáng chứ không xoàng đâu. Rồi mình đi, tối mình nằm tạm trên bàn cơ quan, ngày lầm lũi từ góc này sang góc khác. Bây giờ thì vô gia cư thật rồi. Có cảm giác cát đập tràn vào mặt. Rát, cát thị thành thường bỏng rát. Mình dừng lại, lau mắt kính. Một bên kính đã bị rạn. Trong ấy những ngôi nhà như đang vụn dần ra.

"Tít tít...!" là Phan. Phan dóng dả hỏi, anh đang ở đâu, anh về nhà với em đi, em đang ở một mình, bố mẹ đi Yên Tử rồi, nhà rộng hoác như cái bảo tàng ấy. Mình bảo, em lớn rồi. Phan gào lên, đã nghe thấy giọng điệu của nước mắt, anh không đến là em tự tử đấy. Anh không thể bỏ rơi em dễ dàng như thế đâu. Mình tắt máy, đi tiếp. Ngoại thành. Buổi tối ngoại thành ít nhiều vẫn còn thanh sạch dù trời có rét đậm hơn. Mình nghĩ đến cái tháp thùng thình của Phan, kể cũng đáng sợ thật. Tự con người nghĩ ra những cái nhà quá kín cổng cao tường, quá tiện nghi vương giả để rồi giam nhau trong đó. Nó không hiện hữu trong thế giới của mình. Mình chống xe và ngồi trong cái điếm canh đê đã cũ nát lắm rồi. Ngồi mà không để làm gì. Phan, mình và Mơng, ai sung sướng và hạnh phúc?

i miss you
Mình tỉnh dậy. Khi ấy sương vẫn còn bay quẩn quanh điếm canh. Mình nhìn quanh, cái bầu của Mơng đã bị lũ trẻ trâu lấy mất, chúng đang tranh nhau tít phía bờ sông. Thôi, gửi bầu về phía dòng nước, cho bầu mãi sạch mãi thơm. Tiếng điện thoại lại rền rĩ. Lại Phan. Em quyết định rồi, từ hôm nay em sẽ bỏ anh. Anh sẽ phải ân hận đấy. Kề theo tiếng Phan là giọng một người đàn ông quen thuộc. Tiếc làm gì cái thằng nhà quê ngộ chữ ấy hả con. Không dưng mình bỗng cười sặc sụa, cái cười không cưỡng lại được, cười đến mặt đỏ trong gương xe và từ hố mắt tràn ra những hạt bụi. Người ta bảo đấy là giọt nước trời, nó mặn đắng hơn cả muối và chát hơn mọi thứ cộng lại. Hừ, nước trời rớt tràn qua mặt, rớt xuống đất. Đất cằn khô xoá đi hết dấu vết. Tiếng cười mình khô khốc. Đường về thành phố sao mà dài.

i miss you
- Ngày...
Mình vẫn đi làm, nhận thêm một số công việc biên tập cho một công ty văn hoá. Những cuốn sách in làm sáng, những tập thơ của những ông chủ nhiều tiền... Thế rồi quen đi. Nhà mới mình thuê được là một căn xép ở giữa xóm liều. Đêm về lại cặm cụi gõ máy vi tính, những bài báo dẫn dụ mình đi vào đủ mọi chuyện của đời người. Cuối cùng, mình tạo thêm thư mục mới: Nhật ký. Đó là những trang buồn bã. Nhưng mỗi khi sang trang mới mình đều nắn nót tạo phông VnPresent hai chữ thật riết róng nhưng cũng thật bình thường: Phải sống. Sống cho đủ một cuộc đời, cho dù còn cô đơn dài dài, còn thiếu thốn và còn nhiều khốn khó. Những dòng chứ ấy đủ tạo dựng niềm tin để dỗ mình vào giấc ngủ, nó gợi cho mình một câu nói, phải, suy cho cùng mai lại là một ngày mới, khác với ngày hôm nay. Trong điện thoại thi thoảng lại có tin nhắn, anh mới nhận được cục tiền lớn phải không, mời em đi Hà Nội trà cho tnfh thương mến thương đi. Đi thì đi, đi ăn kem đủ mùi, đi uống Hà Nội trà và được nghe em hỏi, anh sắp lấy vợ chưa. Mình cười, tháng mười? - nghe thật oách. Tháng mười? Bao giờ cho đến tháng mười! Ừ, bao giờ nhỉ, nhưng mà hết ngày hết tháng thì cũng phải đến thôi...

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét